Tháng 3 năm 2004, “Nhật báo phố Wah” và công ty Harrit đã tiến hành một
cuộc điều tra chung, kết quả cho thấy khi các công ty Mỹ tuyển dụng sinh viên
tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý doanh nghiệp, phẩm chất được coi trọng
nhất là năng lực hợp tác tập thể và kỹ xảo xử lý quan hệ giao tiếp.
Qua đây có thể thấy doanh nghiệp rất coi trọng tinh thần đồng đội của
nhân viên.
Có người cho rằng, xã hội hiện nay là lột xã hội cạnh tranh nhân tài,
trong quá trình cạnh tranh lẫn nhau người ta đã không từ một thủ đoạn nào.
Dường như đồng thời với việc thừa nhận quan điểm này, còn có một loại quan
điểm nữa thịnh hành trong các đơn vị xí nghiệp sự nghiệp, đó chính là tinh
thần hợp tác đồng đội. Tôi tán thành quan điểm trước, bởi vì quả thực có tình
trạng ấy tồn tại; nhưng tôi cũng coi trọng quan điểm sau, bởi vì thực tế
chứng minh, sự thành công của một doanh nghiệp quả thực không thể tách rời
khỏi sự đoàn kết hợp tác của toàn thể nhân viên.
“Đồng đội” (TEAM) là một từ gần đây rất thịnh hành trong giới quản lý
doanh nghiệp, nó dường như đã trở thành một danh từ thay thế của trạng thái
làm việc lý tưởng thống nhất giữa lợi ích cá thể và lợi ích tập thể, từ đó
thực hiện vận hành hiệu quả cao của tổ chức. Doanh nghiệp là một tổ chức đồng
đội.
Tinh thần đồng đội là một trong những bí quyết quan trọng của sự thành
công của doanh nghiệp, cũng là một trong những tiêu chuẩn để doanh nghiệp,
cũng là một trong những tiêu chuẩn để doanh nghiệp chọn lựa nhân viên. Tinh
thần đồng đội của nhân viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành quả
vên là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành quả công tác.
Tinh thần đồng đội của nhân viên được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự
phối hợp hài hoà, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trọng, yêu nghề, đoàn kết
với đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp. Mỗi một nghiệp làm lợi ích cao
ngất, phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu chung. Chỉ khi nhân viên tự giác
nghĩ tới lợi ích chỉnh thể của doanh nghiệp, thì khi gặp khó khăn sẽ tìm kiếm
nguyên nhân, nghĩ cách để giải quyết tốt những khó khăn đó, mà không lo ngại
phải va chạm với các bộ phận tương quan trong công việc, cũng sẽ không chi li
tính toán vì sự bất đồng ý kiến giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên với
nhau để đạt tới sự đoàn kết chân thành, hợp đồng tác chiến, xây doanh nghiệp
dựng một hình tượng doanh nghiệp có sức tập hợp mạnh mẽ. Đồng thời, tinh thần
đồng đội cũng rất có ích cho chúng ta xử lý vấn đề mối quan hệ giữa phát
triển cá nhân và phát triển doanh nghiệp, nhân viên sẽ không chi li tính toán
được mất nhất thời của mình, mà biết nhìn xa hơn, làm việc hết mình vì sự
nghiệp chung, thật sự hoà mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
“Sự khác biệt duy nhất của thiên tài chính là hợp tác đồng đội”. Hiệu
ứng đồng đội vựa có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất của mỗi một cá nhân,
lại có thể nảy sinh hiệu ứng tập thể tốt nhất. Mỗi một nhân viên vừa là một
thành viên, lại cần là tấm gương bồi dưỡng, xây dựng, phát huy vai trò đồng
đội.
Hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giống như chơi bóng chuyền
khi chơi bóng cần phân chia khu vực, để thấy trách nhiệm của mỗi ngươi, ví dụ
nhiệm vụ của bạn là chuyền, anh ta là tấn công. Nhưng trong quá trình thi
đấu, mỗi ngươi đều phải phịu trách nhiệm đổi với kết quả của trận đấu. Tinh
thần đồng đội của nhân viên, nghĩa là khi vắng một ai trong vị trí nào đó thì
nhất định phải có người bổ sung vào một mặt cần hiểu rõ chức trách được phân
công của mình, mặt khác đòi hỏi giữa các nhân viên cần hợp tác với nhau. Cầu
thủ không những phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, có trách
nhiệm đối với lĩnh vực của mình, đồng thời cũng cần có ý thức toàn cục, chính
là ý thức đồng đội.
Sự thành công của một doanh nghiệp không phải chỉ dựa vào một người hay
vài người là có thể hoàn thành được. Cần phải thông qua sự nỗ lực cố gắng của
toàn thể nhân viên, cá thể vĩnh viễn tồn tại khiếm khuyết, còn tập thể thì có
thể tạo ra sự hoàn mỹ. Mỗi một bộ phận, mỗi một nhân viên đều nên xuất phát
từ lợi ích tổng thể của công ty, biết suy nghĩ vì người khác, phát hiện thế
mạnh của người khác, phát hiện điểm chung giữa hai bên, bổ sung lẫn nhau, xây
dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồng thời, không ngừng bồi dưỡng tinh thần tự
hào là nhân viên của một doanh nghiệp nào đó, để gắng chung của tập thể có
thể chiến thắng được mọi khó khăn, đạt được thành công trong cuộc sống.
Những doanh nghiệp lớn như 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới nói chung
đều tổ chức một số hoạt động đồng đội, nhưng chỉ dựa vào những hoạt động này
không thôi vẫn chưa đủ, bởi vì một nhân viên làm việc ở một chỗ, anh ta hàng
ngày ở đó, ít nhất là tám tiếng đồng hồ, toàn bộ môi trường làm việc bao gồm
cả các phân tử trong không khí đều có thể ảnh hưởng tới tư duy của anh ta. Vì vậy,
bạn muốn bổi dưỡng tinh thần đồng đội của họ, không phải là chỉ đợi đến khi
tổ chức hoạt động mới lại nghĩ ra cách nào đó, mà là cần dùng những gì mắt
thấy tai nghe xung quanh môi trường làm việc của anh ta thậm chí cả tĩnh điện
để kích thích tế bào não của anh ta, khích lệ để anh ta có tinh thần đồng
đội, tinh thần vươn tới kỳ tích. Ngoài ra những lại cộng thêm hoạt động hàng
năm cũng, khơi dậy lực hướng tâm của họ, đạt tới mục tiêu xây dựng tinh thần
đồng đội.
Đối với từng bộ phận cần có sự quan tâm khác nhau. Có thể dùng phương
thức tư duy khác nhau và những hoạt động khác nhau để những quan hệ đó gần
lại với nhau. Việc tạo dựng tinh thần đồng đội không phải là một công việc
riêng lẻ, còn có những việc khác liên kết từng khâu để phối hợp, từ quy
hoạch, đánh giá sinh hoạt chuyên môn của mỗi một nhân viên đều liên quan tới
tập thể, đó chính là một bầu không khí công bằng, nhân viên sẽ cảm thấy họ
được tôn trọng, được hưởng sự công bằng trong tập thể đó. Chẳng hạn một doanh
nghiệp không có chế độ công bằng, chỉ dựa vào tổ chức hoạt động để khích lệ ý
tưởng của nhân viên e rằng cũng sẽ không thu được gì cả. Vì vậy nhất định cần
dựa vào chế độ, kế hoạch, và một số chế độ sát hạch thành tích khác mà doanh
nghiệp đặt ra để tạo ra một môi trường công bằng cho mỗi một người, bỏ ra bao
nhiêu thì sẽ nhận được bấy nhiêu. Trước tiên nhân viên sẽ thừa nhận giá trị
quan của tập thể này, sau đó mới có thể nảy sinh tinh thần đồng đội.